Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

ĐÀ LẠT : Điểm đến của Hội ngộ 2015

Để chuẩn bị cho Hội ngộ lần V được chu đáo và gặt hái thành công về cho những ngày gặp gỡ, mình sẽ nghiên cứu, tìm tòi về Đà lạt, giới thiệu cho các bạn rộng đường bình loạn...nên đến tham quan chỗ nào, thưởng thức những món ngon ở đâu, mặc sức mà cãi nhau chí chóe...

Sau đây là những địa điểm tham quan thắng cảnh tại Đà Lạt

ĐỒI MỘNG MƠ
Được coi là Đà Lạt thu nhỏ bởi tại đây có đầy đủ mọi thứ dịch vụ như: biệt thự nhà vườn, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bán đồ lưu niệm, nghệ thuật đá chen hoa. Mặc dù chỉ có diện tích khiêm tốn, nhưng tại đây có đầy đủ các loại hoa xoanh mướt quanh năm, với nhiều giống hoa mới đang rực rõ khoe sắc.



THUNG LŨNG TÌNH YÊU
Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc, Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên “Thung lũng Tình yêu” được ra đời.




HỒ THAN THỞ
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”



Liêng Rơwoa (thác Voi)

Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn nam Ban Huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km.



Các Dinh I, II, III

Dinh I: Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.



Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.



Dinh III: là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.



Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Lê Nin, Đồi Cù,…



Ngoài ra còn một số địa danh nuổi tiếng khác như: Hồ suối vàng, Thác Pongour, Thác Hang Cọp, Thác Cam Ly, Thác Đamb’ri, Thiền Viện Trúc Lâm, Nhà Thờ Gà Con, Đồi Cù, Núi langbiang, Ga Đà lạt….

Chùng đó cũng đủ mệt cho những ngày du hí của chúng ta. Bài tới sẽ là chuyện ăn gì và uống gì ở đâu. Mời các bạn tham gia bình loạn.

PK s/t

0 nhận xét:

Đăng nhận xét