Nhạc Trịnh Công Sơn rất triết lý, Mùa Chay lại về, tôi thích nghe bài ca “Cát Bụi”:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.
Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày .
Cát bụi, con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hoá kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Khi dùng hình ảnh hạt bụi để nói về thân phận con người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy nguồn cảm hứng trong Sách Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Adam, sau khi Adam phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi ( x St 1,26-3,24)
Nghĩ cho cùng, tất cả mọi người cũng chỉ là những hạt bụi hoá thân thành kiếp nhân sinh, sớm muộn cũng sẽ tàn lụi với thời gian. Do đó nỗi khắc khoải ngàn đời của con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu, ý nghĩa của đau khổ, ý nghĩa của giải thoát, ý nghĩa của cuộc sống.
Vấn nạn mà con người chưa tìm được câu trả lời:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?
Hạt bụi nào hoá kiếp thân bạn?
Và Hạt bụi nào hoá kiếp thân xác chúng ta?
Một vòng quay, một trăm năm, một kiếp người có là mấy! “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Không phải là trắng như bông, như mây hay như tuyết mà là như vôi đổ xuống huyệt mồ. Trịnh Công Sơn không bi quan, ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao, sự sống cao quý biết dường nào, nhưng nó cũng như “đoá hoa vô thường”. Đó là một thực tế, nhìn nhận và đối diện với nó cách can đảm để có thể đưa tới một cuộc sống tốt đẹp hữu ích và có ý nghĩa.
Mùa Chay muốn nhắc nhở chúng ta quay về với sự thật của thân phận con người “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về bụi tro…” Phụng vụ Giáo Hội muốn diễn tả rằng: cuộc đời này mong manh vắn vỏi, bởi thế nó rất hệ trọng. Số phận đời đời của mỗi người được quyết định trong thời gian tạm bợ này. Người theo Đạo Phật thì tin ở sự đầu thai kiếp sau, luân hồi nghiệp báo. Nhưng người Kitô hữu thì không, vĩnh cữu được gieo mầm trong hiện tại, đừng để thời gian trôi qua cách phung phí, đời người chỉ có một lần, được mất chỉ có một cơ hội.
Thân phận mỏng dòn mà Phụng vụ Mùa Chay nhắc cho chúng ta đừng quên, không phải chỉ có liên quan đến phần xác hay chết của phận người mà còn cả về mặt tinh thần cũng mong manh yếu đuối. hánh Phaolô đã diễn tả kinh nghiệm đó trong thư Roma “Điều tôi muốn làm thì tôi lại không làm, nhưng điều tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm…. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm… Tôi khám phá ra luật này là khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tôi…tôi thật là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này?” (Rm 7,15.19.21-24). Tiếng kêu của Phaolô cho thấy ngài đang muốn trở về với chính mình. Khát khao tìm về một thủa bình yên đã mất. Từ xa xưa, con người là Adam đã ăn trái cấm để mong trở nên thần thánh. Đó là cuộc nổi loạn nơi chính mình không muốn chấp nhận mình là mình. Nguyên tổ bị con rắn cám dỗ trở nên thần linh chứ không phải là cám dỗ nhan sắc, giàu có. Đó cũng chính là cám dỗ Lucifer đã đi qua. Lucifer muốn trở thành Thiên Chúa để có quyền trên mọi tiêu chuẩn tốt xấu. Đây là ước mơ vượt quá bản chất con người. Tội là một hành trình đưa con người đi khác con đường của Thiên Chúa. Vượt qua giới hạn của mình để làm thần thánh. Trong con người có một cuộc phân ly như Phaolô đã kêu lên: “Điều tôi muốn làm tôi không làm. Điều không muốn tôi lại làm”. Trong dân gian có câu đố về con muỗi rất thú vị: Vì mày tao phải đánh tao. Vì tao, tao phải đánh tao, đánh mày. Vui mừng khi giết được con muỗi cắn mình, nhưng máu của mình hay máu con muỗi? Phaolô thốt lên: “Tôi là người khốn nạn”. Ngài vỡ oà trong tiếng kêu: ‘Ai giải thoát tôi khỏi cái xác chết này?” Thánh nhân reo vui niềm hạnh phúc: “Tạ ơn Chúa, nhờ Đức Kitô”. Không có ơn sủng đời sống sẽ nhiều bất hạnh. Có ơn sủng Chúa Kitô, con người sẽ đong đầy niềm vui hạnh phúc.
Ý thức về sự yếu đuối và tội lỗi của mình, về khuynh hướng xấu, sự bất lực nơi bản thân để mỗi người nổ lực giải thoát khỏi sự thống trị khắc nghiệt của tội lỗi và đó là khởi đầu cho ơn hoán cải và ơn cứu độ. Đó là lối đi của ơn sủng.
Mùa Chay mời chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu. Sa mạc là nơi hoang vu trơ trọi, mênh mông. Ở đó người ta mất hết mọi điểm tựa, không còn chi để “chia trí, lo ra”. Chẳng hạn như ngoại cảnh ồn ào, các hoạt động, các thú vui, các quan hệ xã hội; chỉ còn ta với ta và buộc ta phải quay về với mình trong sự đơn độc của chính mình. Trong sự quay về đó ta có cơ may nhìn thấy những điều cốt yếu nhất khi đối diện với chính lòng mình.
Con người chúng ta thường sống hời hợt bên ngoài, tan loãng ra trong trăm thứ linh tinh hay phụ thuộc khác. Mùa Chay mời gọi chúng ta đi vào sa mạc, nghĩa là tạo một sự trống vắng nào đó, một sự thinh lặng của các giác quan, của trí khôn và của cõi lòng, một sự rút lui vào trong tâm khảm mình để có thể phân định đâu là cái chính cái phụ, đâu là cái cùng đích và cái phương tiện. Đây chính là lúc hồi tâm.
Biết mình mỏng dòn, nhưng con người theo Phụng vụ Mùa Chay lại không phải là con người mềm yếu, uỷ mị, ngả nghiêng theo mọi lời mời mọc cám dỗ. Con người Mùa Chay là con người dũng cảm chiến đấu. Như Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai, Chúa vào sa mạc và tuyên chiến với Satan tức là với mọi mãnh lực của sự ác một cách không khoan nhượng. Và Ngài đã chiến thắng.
Người Kitô hữu là người biết nói không, là người dám bơi ngược dòng “ Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” ( Pl 2,15). Người Kitô hữu không cố ý sống lập dị, khác người, song đứng trước điều xấu, dù là khi cả xã hội đều làm điều xấu đó, họ vẫn không được ngã theo. Họ phải can đảm từ chối một cơ hội làm giàu bất chính, một liên minh bất công, một mối quan hệ tội lỗi…. Dĩ nhiên điều đó không dễ chút nào. Nhưng đã là môn đệ Đức Giêsu, họ không có chọn lựa nào khác.
Con người theo Phụng vụ Mùa Chay biết mình tự thân chỉ là cát bụi, nhưng là “cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi trở về với cát bụi trong một chiều “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy” mà thôi.
Đức tin dạy cho chúng ta biết rằng “Hạt bụi” là chúng ta, được tình yêu Thiên Chúa gọi vào hiện hữu và chia sẽ sự sống bất diệt của Người. Kiếp người cho dù có đau thương, có bi đát, đôi lúc tưởng chừng bóng tối lấn lướt ánh sáng. Nhưng cuối cùng, sự sống, chân lý, tình thương vẫn mạnh hơn tất cả.
Ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn Kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay. Nguyện xin Đức Trinh nữ Maria, “Nguồn hoan lạc của chúng ta,” đồng hành và trợ giúp chúng ta trong nỗ lực giải thoát tâm hồn khỏi nô lệ tội lỗi, biến nó thành “nhà tạm sống động của Thiên Chúa.”
Ước gì mỗi người Kitô hữu đều có bản lãnh của Đức Giêsu để chiến thắng sự nặng nề, nhỏ mọn của bản thân; luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa, sống Mùa Chay thánh thiện để đón nhận nhiều Ơn Phúc Chúa ban.
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.
Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày .
Cát bụi, con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hoá kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Khi dùng hình ảnh hạt bụi để nói về thân phận con người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy nguồn cảm hứng trong Sách Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Adam, sau khi Adam phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi ( x St 1,26-3,24)
Nghĩ cho cùng, tất cả mọi người cũng chỉ là những hạt bụi hoá thân thành kiếp nhân sinh, sớm muộn cũng sẽ tàn lụi với thời gian. Do đó nỗi khắc khoải ngàn đời của con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu, ý nghĩa của đau khổ, ý nghĩa của giải thoát, ý nghĩa của cuộc sống.
Vấn nạn mà con người chưa tìm được câu trả lời:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?
Hạt bụi nào hoá kiếp thân bạn?
Và Hạt bụi nào hoá kiếp thân xác chúng ta?
Một vòng quay, một trăm năm, một kiếp người có là mấy! “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Không phải là trắng như bông, như mây hay như tuyết mà là như vôi đổ xuống huyệt mồ. Trịnh Công Sơn không bi quan, ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao, sự sống cao quý biết dường nào, nhưng nó cũng như “đoá hoa vô thường”. Đó là một thực tế, nhìn nhận và đối diện với nó cách can đảm để có thể đưa tới một cuộc sống tốt đẹp hữu ích và có ý nghĩa.
Mùa Chay muốn nhắc nhở chúng ta quay về với sự thật của thân phận con người “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về bụi tro…” Phụng vụ Giáo Hội muốn diễn tả rằng: cuộc đời này mong manh vắn vỏi, bởi thế nó rất hệ trọng. Số phận đời đời của mỗi người được quyết định trong thời gian tạm bợ này. Người theo Đạo Phật thì tin ở sự đầu thai kiếp sau, luân hồi nghiệp báo. Nhưng người Kitô hữu thì không, vĩnh cữu được gieo mầm trong hiện tại, đừng để thời gian trôi qua cách phung phí, đời người chỉ có một lần, được mất chỉ có một cơ hội.
Thân phận mỏng dòn mà Phụng vụ Mùa Chay nhắc cho chúng ta đừng quên, không phải chỉ có liên quan đến phần xác hay chết của phận người mà còn cả về mặt tinh thần cũng mong manh yếu đuối. hánh Phaolô đã diễn tả kinh nghiệm đó trong thư Roma “Điều tôi muốn làm thì tôi lại không làm, nhưng điều tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm…. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm… Tôi khám phá ra luật này là khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tôi…tôi thật là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này?” (Rm 7,15.19.21-24). Tiếng kêu của Phaolô cho thấy ngài đang muốn trở về với chính mình. Khát khao tìm về một thủa bình yên đã mất. Từ xa xưa, con người là Adam đã ăn trái cấm để mong trở nên thần thánh. Đó là cuộc nổi loạn nơi chính mình không muốn chấp nhận mình là mình. Nguyên tổ bị con rắn cám dỗ trở nên thần linh chứ không phải là cám dỗ nhan sắc, giàu có. Đó cũng chính là cám dỗ Lucifer đã đi qua. Lucifer muốn trở thành Thiên Chúa để có quyền trên mọi tiêu chuẩn tốt xấu. Đây là ước mơ vượt quá bản chất con người. Tội là một hành trình đưa con người đi khác con đường của Thiên Chúa. Vượt qua giới hạn của mình để làm thần thánh. Trong con người có một cuộc phân ly như Phaolô đã kêu lên: “Điều tôi muốn làm tôi không làm. Điều không muốn tôi lại làm”. Trong dân gian có câu đố về con muỗi rất thú vị: Vì mày tao phải đánh tao. Vì tao, tao phải đánh tao, đánh mày. Vui mừng khi giết được con muỗi cắn mình, nhưng máu của mình hay máu con muỗi? Phaolô thốt lên: “Tôi là người khốn nạn”. Ngài vỡ oà trong tiếng kêu: ‘Ai giải thoát tôi khỏi cái xác chết này?” Thánh nhân reo vui niềm hạnh phúc: “Tạ ơn Chúa, nhờ Đức Kitô”. Không có ơn sủng đời sống sẽ nhiều bất hạnh. Có ơn sủng Chúa Kitô, con người sẽ đong đầy niềm vui hạnh phúc.
Ý thức về sự yếu đuối và tội lỗi của mình, về khuynh hướng xấu, sự bất lực nơi bản thân để mỗi người nổ lực giải thoát khỏi sự thống trị khắc nghiệt của tội lỗi và đó là khởi đầu cho ơn hoán cải và ơn cứu độ. Đó là lối đi của ơn sủng.
Mùa Chay mời chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu. Sa mạc là nơi hoang vu trơ trọi, mênh mông. Ở đó người ta mất hết mọi điểm tựa, không còn chi để “chia trí, lo ra”. Chẳng hạn như ngoại cảnh ồn ào, các hoạt động, các thú vui, các quan hệ xã hội; chỉ còn ta với ta và buộc ta phải quay về với mình trong sự đơn độc của chính mình. Trong sự quay về đó ta có cơ may nhìn thấy những điều cốt yếu nhất khi đối diện với chính lòng mình.
Con người chúng ta thường sống hời hợt bên ngoài, tan loãng ra trong trăm thứ linh tinh hay phụ thuộc khác. Mùa Chay mời gọi chúng ta đi vào sa mạc, nghĩa là tạo một sự trống vắng nào đó, một sự thinh lặng của các giác quan, của trí khôn và của cõi lòng, một sự rút lui vào trong tâm khảm mình để có thể phân định đâu là cái chính cái phụ, đâu là cái cùng đích và cái phương tiện. Đây chính là lúc hồi tâm.
Biết mình mỏng dòn, nhưng con người theo Phụng vụ Mùa Chay lại không phải là con người mềm yếu, uỷ mị, ngả nghiêng theo mọi lời mời mọc cám dỗ. Con người Mùa Chay là con người dũng cảm chiến đấu. Như Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai, Chúa vào sa mạc và tuyên chiến với Satan tức là với mọi mãnh lực của sự ác một cách không khoan nhượng. Và Ngài đã chiến thắng.
Người Kitô hữu là người biết nói không, là người dám bơi ngược dòng “ Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” ( Pl 2,15). Người Kitô hữu không cố ý sống lập dị, khác người, song đứng trước điều xấu, dù là khi cả xã hội đều làm điều xấu đó, họ vẫn không được ngã theo. Họ phải can đảm từ chối một cơ hội làm giàu bất chính, một liên minh bất công, một mối quan hệ tội lỗi…. Dĩ nhiên điều đó không dễ chút nào. Nhưng đã là môn đệ Đức Giêsu, họ không có chọn lựa nào khác.
Con người theo Phụng vụ Mùa Chay biết mình tự thân chỉ là cát bụi, nhưng là “cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi trở về với cát bụi trong một chiều “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy” mà thôi.
Đức tin dạy cho chúng ta biết rằng “Hạt bụi” là chúng ta, được tình yêu Thiên Chúa gọi vào hiện hữu và chia sẽ sự sống bất diệt của Người. Kiếp người cho dù có đau thương, có bi đát, đôi lúc tưởng chừng bóng tối lấn lướt ánh sáng. Nhưng cuối cùng, sự sống, chân lý, tình thương vẫn mạnh hơn tất cả.
Ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn Kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay. Nguyện xin Đức Trinh nữ Maria, “Nguồn hoan lạc của chúng ta,” đồng hành và trợ giúp chúng ta trong nỗ lực giải thoát tâm hồn khỏi nô lệ tội lỗi, biến nó thành “nhà tạm sống động của Thiên Chúa.”
Ước gì mỗi người Kitô hữu đều có bản lãnh của Đức Giêsu để chiến thắng sự nặng nề, nhỏ mọn của bản thân; luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa, sống Mùa Chay thánh thiện để đón nhận nhiều Ơn Phúc Chúa ban.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét