Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng:
- "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi."
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.
Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ:
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.
Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ:
- "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi."
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi:
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi:
- "Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?"
Và câu trả lời anh nhận được là:
Và câu trả lời anh nhận được là:
- "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn! Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."
****************************************
Một lần Thánh Phêrô hỏi Thầy:
- "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?" Đức Giêsu đáp:
- "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy."(Mt 18,22)
Lời Chúa đã dạy Phêrô ngày nào, cũng như Chúa đang nói với con. Bảy lần đã là khó, nhưng Chúa dạy phải là bốn trăm chín mươi lần. Số lần Chúa nói ở đây, có thể hiểu là tha thứ vô giới hạn, hãy mở rộng lòng để tha thứ cho nhau. Như trong dụ ngôn người cha nhân hậu, sẽ không phải là 490 lần, mà hơn thế nữa. Tấm lòng bao dung của người cha còn bù đắp lại cho người con tất cả gì anh đã đánh mất, những gì đẹp nhất ông đã dành cho người con đã làm phiền ông nhiều nhất.
Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bị Mehmed Ali Agca ám sát. Một thời gian sau, Đức Thánh Cha đã được các bác sĩ cứu thoát. Ngài đã viết những lời sau đây: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Ngài cũng tuyên bố trước công chúng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Rồi Ngài đích thân đến nhà tù thăm Ali Agca và tha thứ cho anh ta. Đức Thánh Cha cũng yêu cầu nhà cầm quyền Italia ân xá cho Ali Agca. Một tấm lòng bao dung vô bờ bến, một lòng mến không toan tính, một sự chân thành để tha thứ, phát xuất từ chính trái tim yêu thương của Đức Thánh Cha.
Người bạn bị tát đã muốn quên đi hành động nóng giận của anh bạn, như điểm dấu trên cát sẽ chóng bị xóa nhòa, nên anh đã nói "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn”. Vì khi tha thứ chính là lúc con người không còn oán giận, tâm hồn tỏa sáng lòng bao dung đối với người làm hại mình. Trong cuộc sống đã đôi lần tôi phải chứng kiến những cảnh ăn miếng trả miếng: mắt đền mắt, răng đền răng. Và còn nhiều hơn nữa những thông tin từ báo chí, mạng truyền thông Internet. Lòng Bao Dung của con người ngày nay không còn được trân trọng, sự tha thứ hôm nay hình như chỉ là trên lý thuyết.
- Biết bao chuyện xảy ra tuy rất ư nhỏ nhặt, nhưng đã không giải quyết được bằng tình người mà phải dùng đến bạo lực.
- Biết bao gia đình ly tán, khi vợ chồng không còn tin tưởng, chung thủy với nhau, đã phải đi đến ly hôn.
- Biết bao chuyện anh chị em ruột trong nhà, chỉ vì chuyện phân chia tài sản mà không còn nhìn mặt nhau.
- Và con biết bao chuyện khác nữa… Cũng chỉ vì thiếu lòng bao dung nên họ không thể nhẫn nại để nhường nhịn và tha thứ cho nhau.
Chính vì vậy, tha thứ là một hành động rất cần trong cuộc sống con người, vì tha thứ chính là nền tảng xây dựng hòa bình giữa con người với con người. Khi một người vì vô tình hay cố ý làm phiền hoặc là gây hại đến mình. Hoặc có người đã giúp mình, làm ơn cho mình. Xin hãy cũng xử sự như anh bạn trong câu chuyện trên.
****************************************
Lạy Chúa, lời hát trong Kinh Hòa Bình vẫn luôn văng vẳng bên tai: “vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ”. Xin cho con biết sống thể hiện tình yêu thương trong giao tiếp hằng ngày, khi người khác có lỗi với con, cho con biết khoan dung tha thứ. Mỗi khi con làm phiền lòng người khác, xin cho con lòng can đảm để xin được người đó tha thứ. Vì con biết tha thứ đã là chuyện khó, nhưng xin người khác tha thứ lại càng khó hơn. Xin cho con biết trân trọng quý mến những người đã giúp con, như khắc ghi lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi. Amen!
Pet. PBH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét